top of page
Ảnh của tác giảbkphuongthuy

NĂNG LƯỢNG VÀ SỨC MẠNH CỦA SUY NGHĨ

Đã cập nhật: 6 thg 1, 2021

Theo Boris Iskakov, là nhà vật lý nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý lượng học. Cuộc đời nghiên cứu của ông đã được ghi ngắn gọn là « theo lý thuyết Karma »….


Ông làm các thí nghiệm và chỉ ra rằng, mỗi một suy nghĩ làm rung não bộ và phát ra từ trường sóng. Vecteur (nghĩa là hướng đi, chiều chuyển động) của suy nghĩ lập tức được hình thành trong không gian của người đó bằng những vô số những hạt cơ bản có khối lượng từ 10-10 đến 10-20 theo đơn vị gram, và những hạt đó di chuyển với tốc độ ánh sáng. Vì vậy, suy nghĩ là dạng sóng (năng lượng) tồn tại với thời gian và không gian, đặc biệt phát từ người nghĩ nên lúc nào cũng “dính” đâu đó trên đầu, cổ, tay, chân hay trong tế bào của họ; nói một cách khác, luôn bao vây quanh người đó – chủ nhân của những ý nghĩ.


Nếu suy nghĩ xấu mạnh, năng lượng của nó, theo quy luật vật lý, để chiếm các hạt cơ bản khác của những sóng năng lượng trung tính, bình thường, để rồi từ từ sẽ lan ra làm xấu hết toàn bộ “nhân tướng” của người nghĩ. Thời gian trung bình để loại bỏ một hạt cơ bản xấu là từ 7-9 ngày, nhưng nếu có năng lượng tiếp vào thì nó sẽ càng lúc càng “sống lâu”, mạnh hơn và rất khó để dứt bỏ.


Ngược lại, với các ý nghĩ tốt nhiều thì các hạt cơ bản quanh người đó sẽ trung hòa các phần tử xấu định tấn công, vì vậy có thể bảo vệ được một người trước những luồng sóng xấu, tư tưởng xấu, đồng thời thu hút những điều tốt và may mắn cho mình.


Nhà nghiên cứu Tamia Rechetnikova, nhà sinh vật học về năng lượng sinh thực vật, hiện nay vẫn là giám đốc của nhiều dự án tầm cỡ và tối mật về lĩnh vực này. Trong vài thí nghiệm ông đã làm đều cho thấy khả năng giao lưu giữa con người và cây cỏ, hơn nữa, thực vật có thể cảm nhận về môi trường và con người với đầy đủ nghĩa của vui, buồn, căm thù, giận dỗi và thưởng thức.


Thí nghiệm thứ nhất : Một nhóm sinh viên đi vào vườn, một người chặt 1 cây to trước mặt những cây khác. Sau đó, người ta nối những máy đo xung động sóng vào một cây ở gần và một cây khác ở xa cây bị chặt.


Rồi từng sinh viên lần lượt đi vòng qua gốc cây thứ nhất (ở gần). Đến lượt sinh viên người đã cầm lưỡi dao để chặt ngã cây kia, thì sóng xung động của cây ở gần lập tức dâng cao đột ngột, 30 giây sau, ở cây xa hơn cũng lập tức dâng cao cùng tần số. Chứng tỏ có sự “nói chuyện” giữa các cây, có khả năng là để diễn đạt ý : “Chính hắn đã giết đồng loại chúng ta”.

Một thí nghiệm khác, có ba chậu cây đều sắp ra hoa. Mỗi cây được nối với máy đo tần sóng. Mỗi cây được một sinh viên nói chuyện riêng trong vòng 2 tiếng. Cây thứ nhất nghe một sinh viên hát và liên tục nói thì thầm là “Tao yêu mày lắm cây ơi”. Cây thứ hai nghe sinh viên khác hát nhạc rock và thỉnh thoảng hét vào cây để “bày tỏ” cảm xúc theo kiểu rock. Cây thứ ba đứng nghe sinh viên la mắng và nói bậy hết 2 tiếng.


Kết quả: Ngày hôm sau, cây thứ nhất ra hoa to nhất, dáng lại rất đẹp, thẳng và đứng; cây thứ hai cũng ra hoa nhưng hơi xiêu vẹo một chút, hơi “lảng” ra phía xa chỗ đứng hát rock của sinh viên ngày hôm trước (chắc nhức lỗ tai quá mà); còn cây thứ 3 thì héo và chết luôn.

Như vậy, khi ta nói bậy nghĩa là phát ra năng lượng xấu, có thể giết chết tế bào của cả một cái cây, còn khi ta nói êm dịu đàng hoàng là kích thích các mầm tế bào phát triển đúng đắn.

Học về tâm lý thì cần cả phần lý (lý trí, lý thuyết) và tâm (tâm hồn, tâm đức). Chỉ nói lý, không có tâm, thì mãi mãi chỉ là một kẻ nói gàn. Tâm cũng quan trọng như cơ thể. (lấy trích dẫn từ Năng lượng của suy nghĩ - TDTH ĐK)


Giáo sư Masaru Emoto, một nhà nghiên cứu người Nhật Bản giàu óc sáng tạo và có trí tưởng tượng phong phú, đã xuất bản một cuốn sách khá đặc biệt mang tựa đề "Thông Ðiệp Từ Nước". Quyển sách này ghi lại những điều ông đã khám phá trong suốt quá trình nghiên cứu nước trên khắp thế giới.


Chúng ta biết rằng: Sự sống liên quan trực tiếp đến nước, bên trong lẫn bên ngoài sinh vật. Tự ngắm mình qua tấm gương của nước, chúng ta sẽ kinh ngạc trước những thông điệp của nó và từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về chính mình.


Nếu như bạn vẫn còn nghi ngờ và cho rằng tư tưởng và tình cảm của bạn không hề ảnh hưởng đến mọi thứ bên trong con người bạn và mọi vật xung quanh bạn thì các hình ảnh và tài liệu trong cuốn sách này sẽ khiến bạn phải thay đổi cách nghĩ suy và niềm tin của bạn trước đó.


Nước là một thứ vật chất rất dễ thay hình đổi dạng. Hình dạng vật lý của nó có thể thích ứng hết sức dễ dàng trong bất kỳ môi trường nào. Nhưng nước không chỉ thay đổi về hình dạng vật lý bên ngoài như chúng ta vẫn thường nhìn thấy mà hình dạng phân tử của nó cũng thay đổi muôn hình vạn trạng.


Năng lượng của suy nghĩ hoặc những rung động của môi trường xung quanh sẽ gây ảnh hưởng và làm thay đổi hình dạng phân tử của nước.


Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về nghiên cứu này của giáo sư Masaru Emoto qua bài viết: Thông Điệp Của Nước


Cơ thể chúng ta chiếm 75% là nước. Mỗi suy nghĩ, lời nói,…ảnh hưởng trực tiếp đến từng tế bào trên cơ thể. Vậy một ngày bạn có những suy nghĩ và lời nói gì với bản thân mình?

Như vậy, suy nghĩ là một dạng năng lượng tinh tế, nó tác động trực tiếp lên thể vật chất – cơ thể chúng ta, môi trường xung quanh như bầu không khí, cây cỏ,…đều chịu tác động trực tiếp bởi suy nghĩ là dạng năng lượng tinh tế, lan tỏa rất nhanh, nhanh hơn tốc độ ánh sáng và mạnh.


Nếu chúng ta có những suy nghĩ tốt, chúng ta nâng cả bản thân mình, bầu không khí cũng như tất cả. Nếu chúng ta có những suy nghĩ xấu, thì năng lượng ấy cũng tiêu diệt chính cơ thể mình, đồng thời tất cả mọi thứ xung quanh. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều chịu tác động bởi suy nghĩ như mối quan hệ, công việc, sức khỏe, vật chất,…đều chịu tác động. Mỗi một suy nghĩ đều phát ra một sóng năng lượng và tác động trực tiếp đến mọi thứ xung quanh.


Suy nghĩ là năng lượng nên có xu hướng trở thành hành động. Ngay sau mỗi một suy nghĩ, chúng ta liền có những cảm nhận và biểu hiện ra bên ngoài bằng thái độ và hành động. Từ đó, trực tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ, công việc, sức khỏe,…của người phát ra suy nghĩ.


Nếu bạn muốn có kết quả khác thì bạn phải thay đổi gì? Thay đổi sếp, thay đổi công việc, thay đổi chỗ làm hay…thường chúng ta hay nói bực mình vì công việc, vì người khác, tình huống,…nhưng chúng ta không nhìn thấy đó là do chính suy nghĩ của mình. Bởi cùng một tình huống, nếu suy nghĩ của chúng ta khác nhau, chúng ta sẽ có những cảm nhận khác nhau.


Ví dụ, khi chuyến bay bị trễ 2-3g đồng hồ. Một đứa trẻ và một bà mẹ cùng chờ ở sân bay, cùng sử dụng thời gian và tình huống như nhau nhưng, đứa trẻ chơi và tận hưởng khoảng thời gian đó, còn chúng ta thì sao? Bạn có tận hưởng khoảng thời gian chờ ở sân bay hay bạn nghĩ, nghĩ và nghĩ? Trạng thái của bạn như thế nào?


Theo nghiên cứu về năng lượng của suy nghĩ của hai nhà khoa học đã thí nghiệm ở trên thì, nếu chúng ta có suy nghĩ xấu hay chỉ một sự tức giận, năng lượng đó sẽ bám xung quanh và trên cơ thể chúng ta. Phải mất từ 7 đến 10 ngày mới loại bỏ được. Nếu chúng ta chưa kịp loại bỏ năng lượng xấu ấy ra khỏi mình và lại tiếp tục có những suy nghĩ xấu, tức giận,…thì chúng ta chỉ thu hút những năng lượng tiêu cực liên tục đến với mình, kết quả sẽ là gì? Chúng ta có thường như vậy không? Ngược lại, với suy nghĩ tốt đẹp, chúng ta thu hút mọi điều tốt lành.


Nghiên cứu cho thấy mỗi một suy nghĩ có ảnh hưởng đến 57 nghìn tỷ tế bào của cơ thể. Suy nghĩ lãng phí, tiêu cực cũng sẽ gây bệnh. Theo nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng: cảm giác trống trải, không lối thoát có thể gây ra bệnh ung thư; cảm giác giận dữ, hối hận gây ra các bệnh về gan; căng thẳng, chống đối và thiếu khoan dung gây ra bệnh căng cơ; lo lắng, phàn nàn, cáu gắt gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày...

Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Chỉ là một suy nghĩ! Cùng một tình huống nhưng cách bạn nghĩ gì sẽ tạo ra thực tại của chính mình. Trạng thái tinh thần, sức khỏe, công việc, mối quan hệ,…


Suy nghĩ là hạt giống tạo nên cảm giác, từ đó ảnh hưởng đến lời nói, hành động, cách cư xử với mọi người.


Vậy theo bạn suy nghĩ là gì? Suy nghĩ là dạng năng lượng tinh tế, nhẹ nên có thể thay đổi rất nhanh chóng, dễ dàng. Khi chúng ta sáng tạo ra một cái gì đó, chúng ta bao giờ cũng tạo ra nó dưới dạng suy nghĩ trước tiên. Suy nghĩ hay ý tưởng luôn là xuất phát điểm đầu tiên cho mọi sự biểu lộ sẽ được cảm nhận qua các giác quan. Ví dụ: ý nghĩ “Tôi nghĩ sẽ chuẩn bị bữa tối” dẫn dắt cho hành động nấu ăn; “Tôi muốn có một chiếc váy cưới” dẫn dắt cho hành động đi mua một chiếc váy; “Tôi cần một công việc” sẽ dẫn dắt hành động tìm việc làm,…


Người họa sĩ nào cũng cần phải có một ý tưởng “phôi thai” hoặc nguồn cảm hứng ban đầu để sau đó họa nên một bức tranh. Người thợ xây trước hết cần có bản thiết kế rồi từ đó xây nên cả tòa nhà.


Ý tưởng giống như bản phác thảo; nó tạo ra trong tâm trí một hình ảnh nào đó, sau đó nó thu hút và hướng dẫn nguồn năng lượng vật chất để kiến tạo sự vật theo ý tưởng ấy, và cuối cùng từ ý tưởng vô hình đã biến thành một dạng vật chất hữu hình.


Nguyên tắc này vẫn đúng ngay cả khi chúng ta không hành động trực tiếp, cụ thể để tạo ra những ý tưởng của mình. Việc có một ý tưởng hay suy nghĩ ban đầu và giữ nó trong tâm trí chính là nguồn năng lượng sẽ có xu hướng thu hút các điều kiện cần thiết để tạo ra điều bạn vẫn nghĩ đến. Nếu bạn liên tục suy nghĩ về bệnh tật, đến lúc nào đó có thể bạn sẽ mắc bệnh thật; còn nếu bạn tin mình xinh đẹp, bạn sẽ trở nên như thế. Những ý tưởng vô thức, ngẫu nhiên hay những cảm xúc thoáng qua trong ta cũng phát huy tác dụng tương tự.

Bài tập là hãy thí nghiệm xem với mỗi một suy nghĩ, tôi cảm nhận mức năng lượng của mình tăng lên hay giảm xuống như thế nào. Nếu mức năng lượng của bạn không cao thì bạn hãy xem suy nghĩ nào nâng mức năng lượng của mình lên, suy nghĩ nào làm cho bạn hưng phấn, và mạnh mẽ, làm cho bạn cảm thấy tự tin.


Chúng ta có những loại suy nghĩ nào? Nhiều hay ít? Theo các nhà khoa học tính toán, một ngày có 40.000 – 60.000 suy nghĩ/ngày. Trong đó có bao nhiêu suy nghĩ mang lại lợi ích cho bạn? Mỗi bạn hãy tự kiểm tra xem có bao nhiêu suy nghĩ đem lại lợi ích cho bạn? Suy nghĩ đem lại lợi ích bạn biết không? Bạn có được bao nhiêu?

Như vậy, Nguồn tài nguyên đầu tiên và vĩ đại nhất của chúng ta chính là suy nghĩ.

CÁC LOẠI SUY NGHĨ:


1. Suy nghĩ tích cực: là những suy nghĩ tăng năng lượng của bạn, giúp cho bản thân hạnh phúc, thoải mái dễ chịu,…Suy nghĩ tích cực đem lại lợi ích, nghĩa là giúp cho bản thân, những điều thật sự chúng ta muốn (bình an, hạnh phúc, sự tự do, tràn đầy tình yêu thương, cảm thấy mình có giá trị,…) đem lại những điều thật sự muốn ở bên trong.


2. Suy nghĩ cần thiết: ví dụ hôm nay tôi phải có mặt lúc 6g30 để tập thể dục, hay lập kế hoạch làm gì, đi đâu,…


3. Suy nghĩ lãng phí: lo những thứ chẳng liên hệ gì đến mình, nghĩa là nghĩ về người khác. Bạn có hay nghĩ về người khác không? Có phải chuyện của mình không? Vậy tại sao lại cứ đi nghĩ về họ?


4. Suy nghĩ tiêu cực: tất cả những suy nghĩ gây hại, làm cho mình buồn, không còn năng lượng, mất đi lòng nhiệt tình hăng hái, cảm thấy đau khổ,…


Chúng ta sẽ cùng thực hành là trở thành người quan sát các suy nghĩ của mình ở bên trong, cảm xúc của bạn ở bên trong và bên ngoài. Ai đó nói gì, làm gì ở bên ngoài không quan trọng, quan trọng là bên trong bạn suy nghĩ nào xuất hiện, từ đó dẫn đến cảm xúc.


Để quản lí được cảm xúc của mình, chúng ta phải quản lí được suy nghĩ. Người ta tính trên 80% suy nghĩ của chúng ta là suy nghĩ lãng phí. Nghĩ về người khác, tình huống,…bạn có kiểm soát được người khác không?


Nhưng chúng ta có muốn kiểm soát người khác không? Thường xuyên không? Nếu có ý muốn phê phán người khác đó chính là muốn kiểm soát người khác. Hôm nay, tại sao người ấy lại nói thế, làm thế, …chúng ta thường xuyên có suy nghĩ này không?


Tôi rất thích câu nói của Yogesh: “chẳng ai ném tiền qua cửa sổ nhưng chúng ta lại vô cùng hào phóng trong việc phung phí năng lượng của mình bằng những suy nghĩ lãng phí và tiêu cực”.


Năng lượng của mình đi đâu? Giờ bạn biết năng lượng của mình bị mất vì cái gì rồi. Bạn phải biết năng lượng của mình bị rò rỉ ở đâu, mất ở đâu.


Nghĩ về người khác là lãng phí. Đây là một khám phá rất lớn vì lâu nay chúng ta mất quá nhiều thời gian để nghĩ về người khác và kiểm soát thứ mà không thể kiểm soát. Tất cả hành động của con người là do chính người đó chọn lựa, không thể kiểm soát. Cho nên, nghĩ về người khác là hoàn toàn lãng phí.


Cái gì mình không thể kiểm soát được mà mình bỏ năng lượng vào đó có nghĩa là lãng phí.


Chúng ta cũng không thể kiểm soát được những chuyện đã qua (quá khứ). Có hai thứ chúng ta không thể kiểm soát được.

1. Người khác

2. Quá khứ (tình huống). Nó đã xảy ra rồi nhưng chúng ta thường mất rất nhiều năng lượng vào đó. Tại sao họ lại làm như thế, đáng lẽ ra, phải chi, giá như,…hoặc phóng chiếu về tương lai. Nó cũng là nỗi ám ảnh của quá khứ mà chúng ta phóng chiếu nó vào tương lai.


Chúng ta hãy trở thành người quan sát tách rời bằng cách gọi tên nó, xem nó đã xảy ra rồi. Chúng ta chỉ rút ra bài học và chỉ nhớ bài học rồi đặt dấu chấm hết cho tất cả.


Giờ chúng ta lại cùng nhau thí nghiệm một bài tập nhỏ.

Tôi ngồi thoải mái, lưng thẳng, mắt mở nhẹ nhàng vào một điểm trước mặt. Hãy dừng suy nghĩ của bạn lại…

Có ai dừng được suy nghĩ của mình không? Chúng ta không thể dừng suy nghĩ của mình được.

Thử nghiệm khác: Bạn có thể nghĩ đến bất cứ thứ gì nhưng không được nghĩ về con thỏ lông trắng, mắt đỏ, tai dài.

Các bạn thấy kết quả sao?

Cái gì mình càng cố không nghĩ tới thì nó càng mạnh. Vì vậy, chúng ta không đàn áp suy nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không dừng được suy nghĩ. Nếu chúng ta đàn áp suy nghĩ, chúng ta càng trao năng lượng cho nó, suy nghĩ đó càng mạnh.


Chúng ta không thể ngưng suy nghĩ và càng không thể bắt tâm trí không được suy nghĩ.. Cách chúng ta làm là chủ động tạo nên trạng thái tích cực của mình. Bởi vì tâm trí không thể vừa tiêu cực hay vừa tích cực. Chúng ta chủ động tạo trạng thái tích cực, tăng năng lượng của mình, tăng bình an của mình, tăng hạnh phúc của mình.

Tôi ngồi thoải mái, lưng thẳng,…tôi rút sự chú ý của mình vào bên trong. Bắt đầu quan sát suy nghĩ, cảm xúc và tôi tự hỏi. Ai là người tạo ra suy nghĩ? Tôi chính là người tạo ra chúng. Suy nghĩ thế nào thì dẫn đến cảm xúc như thế. Do vậy, tôi chủ động tạo nên những suy nghĩ mạnh mẽ, tích cực thường xuyên trong tâm trí. Bây giờ tôi nghĩ về những phẩm chất của mình. Chỉ giữ một phẩm chất trong tâm trí và cảm nhận nó.


-KK-


111 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Kommentare


bottom of page